Trang chủ Trang chủ

Lợi ích khi trẻ vào bếp nấu ăn cùng cha mẹ

28/11/2022
536
Cho trẻ vào bếp phụ giúp cùng mẹ như thế nào là tùy thuộc vào quan điểm mỗi người, nhưng đa số các bậc cha mẹ thường nhận phần việc nấu nướng cho mình và hiếm khi cho con trẻ vào bếp nấu ăn. Mặc dù vậy, có khá nhiều lợi ích bất ngờ khi khuyến khích trẻ nấu ăn cùng cha mẹ.

Có 1 số lợi ích cho trẻ vào bếp nấu ăn cùng cha mẹ:
1. Cho trẻ được khám phá
     Nhiều người thường lo lắng những vấn đề như con còn quá nhỏ hay con chưa biết làm. Nhưng nếu cha mẹ đặt lợi ích của những đứa trẻ lên hàng đầu, thì nấu nướng là một công việc cho trẻ được khám phá và ghi nhớ rất nhanh. 
Ví dụ, thay vì cần đến sự hỗ trợ của flashcard , bạn hãy cho trẻ đi rửa rau củ, trái cây để trẻ có thể ghi nhớ nhanh chóng các sản phẩm mà chúng đã từng rửa.
2. Rèn luyện kỹ năng vận động
    Với những trẻ nhỏ, các thao tác trong nấu nướng sẽ giúp trẻ được phát triển khả năng vận động. Sự khéo léo của bàn tay sẽ được gia tăng đáng kể khi trẻ được vào bếp từ nhỏ. Đặc biệt, với lứa tuổi mầm non, tiểu học...cần được cha mẹ tập chia sẻ các công việc nhà và khuyến khích trẻ vào bếp để tạo thói quen tự lập khi còn nhỏ.
3. Tạo thói quen phân bổ hợp lý công việc
    Quan niệm trước đây cho rằng, nếu nướng là công việc đơn giản, không quan trọng. Thực tế chứng minh ngược lại. Để có được thành quả là một mâm cơm ngon miệng vào mỗi bữa ăn, các bạn cần có sự sắp xếp hợp lý các bước làm việc từ sơ chế cho đến nấu nướng. Việc nấu món nào trước, món nào sau, hay thực phẩm nào phù hợp với kiểu chế biến nào. Tất cả, các thao tác đều cần được tính toán và phân bố hợp lý. Vì vậy khi khuyến khích trẻ vào bếp, cha mẹ đồng thời cũng giúp trẻ có được thói quen quan sát, phân bố công việc một cách hợp lý khi còn nhỏ.
4. Kích thích ăn uống với những trẻ lười ăn
     Nếu con bạn là một đứa trẻ không hứng thú với đồ ăn hoặc đơn giản có thói quen không thích ăn rau như đa số trẻ em thì việc khuyến khích trẻ vào bếp chính là một trong những phương pháp được khuyên dùng khi cần tạo hứng thú ăn uống đối với trẻ. Có rất nhiều trẻ em đã trở yêu thích, thậm chí chủ động ăn những món ăn do chúng được đích thân nấu nướng.
5. Tạo sự độc lập cho trẻ
    Nhiều cha mẹ mong muốn con mình sẽ trở nên độc lập, biết cách tự chăm sóc bản thân? Vậy kỹ năng nấu nướng chính là một trong những kỹ năng quan trọng để trẻ trở thành một cá nhân độc lập. Nếu bạn lo lắng về vấn đề ăn uống của con khi cha mẹ vắng nhà thì bạn nên khuyến khích trẻ vào bếp, học cách nấu nướng từ nhỏ. Chắc chắn những lo lắng phiền muộn sẽ được thay thế bằng cảm xúc tự hào, tin tưởng dành cho con cái của mình.
6. Dạy trẻ trân trọng thức ăn
   Điều này nghe có vẻ không thiết thực, nhưng lại chính là một đức tính quan trọng. Cha mẹ thường hay tham khảo các phương pháp dạy con sẽ nhận ra, các cha mẹ Do Thái luôn dạy các con hãy đọc những lời răn, trong đó nhắc nhở các con hãy trân trọng thức ăn. Bởi, trân trọng thức ăn chính là trân trọng sức lao động của cha mẹ, của bản thân để tạo động lực cho việc học tập và làm việc chăm chỉ sau này.
7. Học thói quen tiết kiệm:
    Đây là một thói quen tốt. Và thói quen này được hình thành dễ dàng nhất là từ các thao tác trong cuộc sống. Tiết kiệm nướctiết kiệm điện, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức lao động...tất cả những đức tính này sẽ từ từ hấp thu vào mỗi đứa trẻ thông qua sự chỉ bảo, tâm tình từ cha mẹ mỗi khi làm việc nhà, trong đó bao gồm cả công việc nấu nướng.
8. Bồi đắp tình cảm gia đình
   Có lẽ, đây là lợi ích tuyệt vời nhất. Cuộc sống bận rộn, hay những niềm vui cá nhân đôi khi sẽ đẩy các thành viên gia đình trở nên xa cách. Không chỉ là bữa cơm bên nhau, việc cùng nhau vào bếp, cùng nhau làm việc nhà chính là một cách vun đắp tình cảm tự nhiên giữa cha mẹ và con cái.
Nhưng ngày nay, nhiều mẹ Việt đặt câu hỏi "Dạy con tự lập là đúng. Vậy có cần thiết phải cho con vào bếp, đụng dao, lửa và dầu mỡ từ khi mới 4 tuổi không?", và câu trả lời là có. Chúng ta cần phải dạy con cái cách tự chăm sóc bản thân. Cha mẹ không thể theo con suốt cuộc đời, do đó, trang bị cho con những kỹ năng trước hết có thể thỏa mãn cái bụng và nuôi sống cơ thể mình là điều cần thiết. Thêm vào đó, cho con vào bếp còn là một cách trao cho con lòng tin, khuyến khích sự tự tin của trẻ và tăng cường sự tương tác, giao lưu, tình cảm mẹ con. Một người mẹ Nhật thông thái đã  thuyết phục các bà mẹ bởi ý tưởng cho trẻ vào bếp từ 4 tuổi và ghi lại 3 qui tắc cho chúng ta khi  trẻ vào bếp nấu ăn cùng cha mẹ:
1. Luôn chú ý đến an toàn đầu tiên
Trước khi quyết định cho trẻ học nấu ăn, mẹ và bé cần phải có một "cam kết". Chẳng hạn như: rửa tay trước khi nấu ăn hay không được chạy loanh quanh trong bếp. Thêm vào đó, để tránh những tai nạn liên quan đến dao, mẹ cần chuẩn bị riêng những loại dao làm bếp an toàn với trẻ và chỉ cho con cầm dao khi bé đã thực sự thành thạo và làm chủ được đôi tay.
2. Hãy bắt đầu ở khu vực bàn ăn trước
Dạy con nấu ăn không phải là chuyện một sớm một chiều. Không thể cho bé "đứng bếp" ngay lập tức. Hãy bắt đầu với khu vực bàn ăn và cho bé chế biến những vật liệu thô trước như như rau, vo gạo hay đánh trứng, cuộn cơm....Mẹ cũng nên lưu ý may cho con một chiếc tạp dề nhỏ và một cái ghế con để tăng chiều cao cho bé đỡ phải với tay khi lấy những dụng cụ trong bếp
3. Nấu món ăn từ dễ đến khó
Những món ăn đơn giản và thích hợp nhất cho trẻ tập nấu là trộn salad, nộm và các món ăn tương tự. Dạy cắt gọt cũng nên bắt đầu từ những vật liệu mềm trước như đậu phụ hay dưa chuột. Sau đó, khi trẻ đã thành thạo cách sử dụng bếp lửa, mẹ mới nên cho con học những món chiên, xào hay rán.
   Các bé ở trường mầm non Họa Mi cũng đã được thực hành " Bé tập làm nội trợ" cùng với các cô giáo của mình . Nào bây giờ mời các con lớp A2 và A5 hãy đi rửa tay thật sạch sẽ để chúng mình cùng nhau thực hành nhé. Hôm nay chúng mình cùng nhau làm món  "cơm cuộn" . Dưới đây là một số hình ảnh của các con lớp A2 và A5 đã được thực hành cùng  cô giáo đấy:

Bé bảo Trân lớp A2 và Hoàng Tùng lớp A5
Bé Thảo Chi lớp A2
Bé Nhã Uyên và Bảo Anh lớp A2

Bé Thảo Vy và Khánh Vy lớp A2

Bé Bảo Trâm và Gia Hân lớp A2
Bé Minh Nhật và Mạnh Tiến lớp A2
Bé Khôi Nguyên và Minh Quân lớp A2




Bé Minh Quang lớp A2Bé Hồng Đăng lớp A5

Bé Minh Khang lớp A5

Bé Gia Huy lớp A5
Bé Gia An và Ni Na lớp A5
Bé Tuấn Anh lớp A5

Bé Minh Quân lớp A5


Bé Bình Minh và Tú Linh lớp A5

Bé Phan Anh và Minh Đức lớp A5

Bé Minh Anh lớp A5

Bé Như Ý và Bé Hương Anh lớp A5

 

Phạm Thị Bích Liên

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 31 đánh giá
Bình luận
Chia sẻ: