Chương trình

Trang chủ Chương trình

Tầm quan trọng của sự phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ

20/12/2023
381

Tầm quan trọng của sự phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ

Sự phát triển vận động là một lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ bởi vận động không chỉ liên quan đến sức khỏe cơ thể mà còn liên quan đến sự phát triển trí tuệ và tâm lý của bé và sự phát triển này bắt đầu ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Vận động của trẻ được chia làm 2 loại là kỹ năng vận động thô và kỹ năng vận động tinh. Các kỹ năng vận động này được xem như cột mốc vô cùng quan trọng đánh dấu từng giai đoạn phát triển của trẻ. Mẹ hãy cùng các cô giáo lớp D3 tìm hiểu và phân biệt 2 loại kỹ năng vận động này nhé!

Vận động thô là gì ?

Là những kỹ năng liên quan đến vận động hoặc sự phối hợp vận động các cơ lớn của cơ thể như: lăn, bò, trườn, xoay cơ thể, chạy, nhảy, đi, đứng, lò cò, đá chân, ném, vung tay, kéo, đẩy, leo trèo, giữ thăng bằng trên một chân ...

Bé được vận động ở trường lớp.

Cô giáo hướng dẫn tỉ mỉ cách thực hiện vận động cho trẻ.

Trẻ hào hứng tham gia vận động

Tác dụng của phát triển vận động thô:

  • Phát triển thể lực, phát triển chiều cao, tăng oxi lên não, cân bằng phối hợp 2 bán cầu não và phát triển trí lực. 
  • Phối hợp và kiểm soát các cơ bắp của thân, tay và chân.
  • Biết đi thăng bằng, nhảy, đá, ném, và bắt.
  • Có sức mạnh cơ bắp, sự cân bằng, khả năng điều khiển và phối hợp là những kỹ năng quan trọng đối với sự phát triển của một đứa trẻ. 
  • Tăng cường thể lực chống lại các bệnh tật.
  • Giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
  • Trẻ phát triển kỹ năng vận động thô trước kỹ năng vận động tinh.

Vận động tinh là gì ?

Là những kỹ năng liên quan đến khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay như: cầm nắm đồ chơi, xoay, vặn, siết, lắp ghép khối và các động tác phức tạp hơn như thêu, đan, nặn tượng, vẽ tranh, cầm bút, viết chữ, cắt kéo, cầm muỗng ...

Các kỹ năng của vận động là những bước ngoặt lớn trong sự phát triển của trẻ ở những năm đầu đời bởi chỉ có thông qua hoạt động trẻ mới đạt được sự phát triển toàn diện về sức khỏe,  trí tuệ và tâm lý. Song chẳng bé nào sinh ra đã có ngay những kỹ năng này mà phải được rèn luyện hàng ngày, hàng giờ, từng tí, kiên nhẫn và tỉ mỉ.

Chính vì thế mà trẻ không chỉ cần thời gian để chơi một mình và chơi với các trẻ khác không có sự can thiệp của người lớn; trẻ còn rất cần thời gian chơi với bố mẹ bởi vì điều này ngoài việc tạo nên cảm xúc rất đặc biệt cho bé mà còn giúp bé phát triển đúng các cột mốc quan trọng của vận động. Nhất là các em bé của 2 năm đầu đời, sự hỗ trợ của người lớn cùng với các bài tập luyện khoa học để loại hình thông minh vận động vốn có sẵn trong mỗi trẻ được phát triển tối ưu nhất!

Đỗ Minh Phương
Kho dữ liệu nhà trường

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 4/5 trong 113 đánh giá
Chia sẻ: