Tin tức của trường

Một số lưu ý khi thiết kế bài giảng E - learning dành cho trẻ mầm non.

24/03/2022
517
CNTT cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào những lớp học tiếp theo. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một đề tài nào cũng có thể ứng dụng bài giảng E - learning vào trong giảng dạy. Tùy theo mục tiêu đề ra phát triển cho trẻ mà ta có thể lựa chọn những phương tiện chuyển tải đến trẻ cho phù hợp.

Bài giảng điện tử E - learning thường được thiết kế để diễn đạt nội dung bài học 1 cách đầy đủ nhất, qua đó học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu và thấy thích thú trong quá trình học. Những nội dung ấy thường được thiết kế dưới sự phối hợp chặt chẽ giữa các kênh thông tin như: kênh chữ, kênh nói, kênh hình, kênh video... nên đòi hỏi người giáo viên phải làm chủ kiến thức chuyên môn, CNTT của mình mới có thể cụ thể hóa nội dung bài giảng làm cho bài giảng thêm sinh động, giúp trẻ dễ hiểu bài hơn và thấy hứng thú hơn trong quá trình học.

Sau những lần được tham gia vào các cuộc thi thiết kế bài giảng E - learning do Quận, Thành phố tổ chức, tôi đã rút ra được 1 số lưu ý giúp giáo viên mầm non thiết kế được các bài giảng điện tử E - learning phát huy tối đa tác dụng trong quá trình dạy học.

1. Liên kết các Slide nội dung bài giảng

- Trong quá trình hình thành các Slide bài giảng, cần chú ý mối liên kết về nội dung giữa các Slide và phối hợp có hiệu quả giữa các kênh thông tin như: kênh hình, kênh chữ,...

- Nên phân chia kiến thức thích hợp thành nhiều phần, sau mỗi phần nên có câu hỏi tương tác để trẻ hiểu sâu từng phần cũng như kiểm tra khả năng tiếp thu bài của trẻ; cuối bài nên có một vài câu hỏi tương tác có nội dung xuyên suốt bài giảng để trẻ hình dung nội dung bài giảng một cách tổng thể.

- Ở mầm non, giáo viên chủ yếu dùng kênh hình, kênh nói và màu sắc để giúp trẻ hiểu bài (có thể phối hợp giữa kênh chữ và hình ảnh trong những câu hỏi tương tác giúp câu hỏi thêm phần sinh động). Trong mỗi dạng câu hỏi, giáo viên cần hướng dẫn kỹ cách thức làm bài.

- Đối với học sinh mầm non: vì trẻ mới tiếp xúc với máy tính nên ở phần trả lời giáo viên nên cho trẻ được lựa chọn nhiều lần trả lời hơn giúp trẻ được nhiều lần tương tác với máy tính.

2. Sử dụng hợp lý hình ảnh, âm thanh, các đoạn video.

- Các tư liệu như hình ảnh, âm thanh hay các đoạn video hiện nay chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên Internet, sao chụp từ sách, báo hoặc qua quay video, đóng phim tình huống... Hình ảnh, âm thanh, video đưa vào bài giảng phải sinh động, rõ ràng, sắc nét, và phải phù hợp nội dung, mục tiêu học tập mà trẻ cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc thiếu chọn lọc hình ảnh, âm thanh trong khi soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ.

3. Lựa chọn hình nền, phông chữ, cỡ chữ.

- Chọn hình nền dễ quan sát, phù hợp với nội dung bài học, tránh màu sắc lòe loẹt, nhiều hiệu ứng gây mất tập trung và rối mắt đối với trẻ. Chọn cỡ chữ phù hợp, không nên quá to hoặc quá nhỏ. Ngoài ra, không nên chèn ảnh động chỉ mang tính trang trí vào trong bải giảng.

(Bài viết có sử dụng 1 số hình ảnh trên mạng).

Người viết: Vũ Thị Thoa


Tác giả: Vũ Thị Thoa

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ: